Biểu Đồ Nội Tiết Tố Nữ Và Sự Thay Đổi Nội Tiết Tố Trong Từng Giai Đoạn

Nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất và phát triển của cơ thể, đến cảm xúc, tâm trạng, đến chức năng sinh sản và tình dục của người phụ nữ. Do đó khi mất cân bằng nội tiết tố sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cơ thể. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về biểu đồ nội tiết tố nữ  và sự thay đổi nội tiết tố trong từng giai đoạn.

biểu đồ nội tiết tố nữ
Tìm hiểu về biểu đồ nội tiết tố nữ

1.Biểu đồ nội tiết tố nữ là gì?

Biểu đồ nội tiết tố nữ chính là bản vẽ thể hiện các giai đoạn thay đổi nội tiết tố lớn ở phụ nữ, là hiện tượng mà một hay nhiều nội tiết tố có sự thay đổi về mức độ (tăng lên hoặc giảm xuống) khiến các hormone khác cũng thay đổi theo, dẫn đến trạng thái cân bằng hormone trong cơ thể bị phá vỡ.

Sự thay đổi này diễn ra trong suốt cuộc đời của người phụ nữ, từ lúc còn trẻ đến khi đã về già, nó có thể gây ra một loạt rất nhiều các triệu chứng khó chịu từ bên trong đến bên ngoài, cùng với đó là nguy cơ xuất hiện của hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng không hề nhỏ tới chất lượng cuộc sống của phái đẹp.

khái niệm biểu đồ nội tiết tố nữ
Biểu đồ nội tiết tố nữ trong từng giai đoạn

Xem thêm: Những giai đoạn cần bổ sung nội tiết tố nữ   

2.Biểu đồ nội tiết tố nữ trong thời kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt của phái nữ được điều khiển bởi hàm lượng hormone trong cơ thể. Mỗi chu kì sẽ được chia làm 3 giai đoạn gồm: Giai đoạn nang trứng, giai đoạn rụng trứng và giai đoạn hoàng thể. Dưới đây sẽ là sự thay đổi nội tiết tố nữ qua 3 giai đoạn ấy.

Biểu đồ nội tiết tố nữ trong một chu kỳ kinh nguyệt
Biểu đồ nội tiết tố nữ trong một chu kỳ kinh nguyệt

2.1 Giai đoạn nang trứng (chuẩn bị cho sự rụng trứng)

Trong giai đoạn nang trứng, nồng độ hormone estrogen tăng cao và nồng độ progesterone giảm thấp. Đây là giai đoạn mà tâm trạng của phái nữ tốt nhất, bạn luôn cảm thấy tươi tắn và tràn đầy sức sống.

Đặc biệt, vào ngày thứ 7 đến ngày 13 của chu kỳ, vì nồng độ của hormone estrogen đạt ở mức đỉnh, người phụ nữ sẽ cảm thấy cực kỳ tự tin và hạnh phúc. Đây cũng là thời kỳ tốt nhất cho các hoạt động thể dục thể thao.

2.2 Giai đoạn rụng trứng

Sau khi nồng độ hormone đạt đến đỉnh vào khoảng ngày thứ 13 của chu kỳ, nồng độ hormone LH cũng sẽ tăng lên. Quá trình này kích thích cho trứng chín và rụng. Rụng trứng là thời điểm mà trứng ra khỏi nang trứng và đi vào ống dẫn trứng để di chuyển tới tử cung chờ được thụ tinh.

Mỗi một người phụ nữ sẽ rụng trứng vào một ngày khác nhau, nhưng thông thường trứng sẽ rụng vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt.

2.3 Giai đoạn hoàng thể

Sau khi trứng đã rụng, nang trứng sẽ biến thành thể vàng và sản xuất một lượng lớn progesterone. Dưới sự tác động của progesterone, nội mạc của tử cung biến đổi để chuẩn bị chờ trứng được thụ tinh (phôi thai) về làm tổ.

Sau khoảng thời gian 2 tuần, nếu không có phôi thai di chuyển tới làm tổ, hàm lượng của progesterone và estrogen sẽ giảm mạnh, làm thể vàng thoái hóa và lớp nội mạc tử cung bong ra, xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.

3.Biểu đồ thay đổi nội tiết tố nữ khi mang thai

Thời kỳ mang thai, sự thay đổi của nội tiết tố mang lại rất nhiều thay đổi cho cơ thể. Phụ nữ mang thai sẽ có nồng độ hormone estrogen và hormone progesterone tăng cao đột ngột, kéo theo sự thay đổi mức độ và chức năng của một số các hormon khác. Sự thay đổi này giúp cho thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh nhưng cũng đồng thời ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tâm trạng của người mẹ.

Biểu đồ nội tiết tố nữ khi mang thai
Biểu đồ thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai

3.1 Sự thay đổi của estrogen và progesterone

Estrogen và progesterone là hai hormone chính trong thời kỳ mang thai. Nồng độ hormone estrogen sẽ tăng đều đặn trong suốt thai kỳ và sẽ đạt đến đỉnh điểm trong tam cá nguyệt thứ ba. Sự sản xuất tăng cường estrogen trong khoảng ba tháng đầu tiên có thể gây ra cho bà bầu hiện tượng nghén. Trong tam cá nguyệt thứ hai, nó đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển ống dẫn sữa làm nở ngực.

Nồng độ progesterone cũng tăng cực kỳ cao trong thai kỳ. Nó được sản xuất sớm để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi cho đến khi nhau thai tiếp quản. Đối với người mẹ, progesterone cao có thể gây ra các triệu chứng như ợ nóng, nôn mửa, trào ngược, đầy bụng và táo bón.

Progesterone cũng là hormone rất quan trọng để chuyển đổi tử cung từ kích thước một quả lê (trạng thái không mang thai) sang kích thước lớn, có thể chứa một em bé phát triển đủ tháng.

3.2 Sự thay đổi của các hormon khác

Ngoài sự thay đổi của 2 hormone estrogen và progesterone, một số hormone khác cũng thay đổi nồng độ khi phái nữ mang thai, như: oxytocin, prolactin, relaxin, HCG, hPL hay Prostaglandin…

4.Biểu đồ sự thay đổi nội tiết tố nữ ở thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh là thời kì mà bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua. Khi bước vào thời kì này, phụ nữ sẽ có sự thay đổi rất lớn cả về thể chất và tinh thần, nguyên nhân cốt lõi chính là do sự thay đổi của nội tố nữ. Đó là lý do tại sao rất nhiều người gọi thời kỳ mãn kinh là “thời kì thay đổi của cuộc sống”.

Estrogen và progestrogen biểu đồ nội tiết tố nữ
Biểu đồ nội tiết tố nữ thay đổi trong thời kỹ mãn kinh

4.1 Giai đoạn tiền mãn kinh

Ở giai đoạn này, buồng trứng của bạn bắt đầu suy giảm đáp ứng với các nội tiết tố hướng sinh dục, điều này sẽ làm sự trưởng thành của trứng bị rối loạn, dẫn tới trứng không rụng hoặc trứng rụng rất khó khăn.

Mức độ hormone nữ ở giai đoạn này sẽ thay đổi như sau: Đầu tiên, estrogen và progesterone bị suy giảm. Nhưng các hormon hướng sinh dục (gồm có FSH – Follicle Stimulating Hormone và LH – Luteinizing Hormone) lại tăng tiết. Dẫn tới cơ chế phản hồi ngược âm (negative feedback mechanism), làm hormone estrogen được tăng cường sản xuất.

Cơ chế này được lặp đi, lặp lại rất nhiều lần khiến mức độ của hormone trong thời kì này biến động khó lường. Chính vì thế việc đo lường nồng độ của nội tiết trong thời kỳ tiền mãn kinh cũng không có nhiều ý nghĩa.

4.2 Giai đoạn mãn kinh thực sự

Khi bước vào thời kỳ mãn kinh thực sự, buồng trứng sẽ đáp ứng rất kém với các kích thích phát ra, dẫn tới nồng độ hormone estrogen và các nội tiết tố nữ khác sụt giảm rất nghiêm trọng. Đây là sự suy giảm diễn ra hoàn toàn bình thường khi chúng ta già đi, cơ thể dần dần lão hóa.

4.3 Giai đoạn hậu mãn kinh

Hậu mãn kinh, buồng trứng của bạn đã hoàn toàn ngừng hoạt động, nội tiết tố sẽ không còn được tiết ra nữa, chính vì thế mà những lợi ích bảo vệ sức khỏe do estrogen mang lại ở giai đoạn trước đó, phái nữ sẽ không còn được hưởng nữa.

5.Lợi ích của việc theo dõi biểu đồ nội tiết tố nữ

Việc thường xuyên theo dõi biểu đồ nội tiết tố nữ giúp chị em dự đoán và phần nào nắm được tình trạng sức khỏe của mình trong từng thời kỳ. Qua đó có những bước chuẩn bị hợp lý nhất cho sức khỏe của mình. Dựa vào đó, bạn có thể hoàn toàn chủ động bổ sung nội tiết tố cho cơ thể cũng như theo dõi các vấn đề sức khỏe để đưa ra giải pháp chữa trị thích hợp khi nội tiết tố bị thay đổi.

Vậy đâu là những dấu hiệu suy giảm nội tiết tố để chị em có phương pháp bổ sung kịp thời?

Xem thêm: Top 6 dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ  không nên xem thường.

Khi phát hiện cơ thể bị thiếu hụt nội tiết tố thì việc cần làm đầu tiên là bổ sung lại để chị em luôn duy trì được sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ.

Xem thêm: Top 6 loại thuốc nội tiết tố nữ  cải thiện sắc đẹp và sinh lý nữ.

Theo dõi biểu đồ nội tiết tố nữ
Bạn hoàn toàn có thể chủ động bổ sung nội tiết tố cho cơ thể!

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về biểu đồ nội tiết tố nữ. Hy vọng với những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, quý bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể và bổ sung một cách hợp lý. Mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ tới hotline 0899899397 của Hotchland Nutrition  


Bài viết liên quan

Theo dõi bản tin

Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tư vấn tốt nhất
Hotchland
Đang tải data ...